Giờ mở cửa 8h->20h từ thứ 2 > CN
0964171071
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Công Ty TNHH AMIBA VIỆT NAM

Bí kíp câu cá mập từ các chuyên gia

Cá mập được coi là loài cá nguy hiểm nhất ở đại dương. Tuy nhiên, đối với các cần thủ thì câu cá mập được coi là thử thách thú vị mà nhiều người muốn thử sức. Đối với cá mập nhỏ thì độ nguy hiểm cũng không quá quan ngại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật câu cá mập từ các chuyên gia nhé.

 

1. Địa điểm câu cá mập

Cá mập thường xuất hiện ở những vùng biển, các cầu cảng và tập trung nhiều ở ngoài đại dương. Ở Việt Nam, địa điểm có cá mập là vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nơi đây thường có những cư dân chuyên đi câu cá mập.

Câu cá mập

Kinh nghiệm câu cá mập từ các chuyên gia

2. Chuẩn bị dụng cụ câu cá mập

Dụng cụ để câu cá mập cần có: 

2.1. Cần câu cá mập

Đặc điểm của cần câu cá mập là loại đắt tiền và có tải trọng lớn. Theo như các chuyên gia, những cần câu cá mập chuyên dụng có tải trọng trên 22kg và ngọn cần chịu được tải trọng trên 27 kg. 

2.2. Máy câu cá

Máy câu cá mập là dụng cụ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình câu cá mập. Một số loại máy câu đang được sử dụng nhiều hiện nay phải kể đến như là: Penn Levelwind GTi . Đặc điểmcủa dòng máy này kể đến như mạnh, bền, chịu được tải trọng cao

2.3. Lưỡi câu cần chuẩn bị

Lưỡi câu cá mập được chia làm 3 đoạn. Đoạn trên cùng được gọi là “dây bill” làm từ nhựa PE. Đoạn giữa làm từ dây cước dày 1.8 mm. Đoạn cuối cùng là dây cước có độ dày mỏng hơn 1.4 mm. 

Ba đoạn cước được móc khóa xoay một cách khéo léo, tránh để sóng biển làm rối. Vật liệu làm lưỡi câu là thép phi 4, uốn cong và có ngạnh sắc nhằm giữ chặt mồi câu cũng như móc cá mập được chắc chắn.

Dây cước móc câu có độ dài khoảng 3m. Xung quanh móc là sợi dây bằng đồng dài khoảng 1m nhằm không để cá mập cắt đứt cước. Trung bình, mỗi giàn câu thường dao động trong khoảng 300 lưỡi.

>>> ĐỌC NGAY: [Lưu ý] Một số phụ kiện máy câu cá CƠ BẢN nhất định bạn phải có

2.4. Mồi câu đặc biệt

Cá mập là động vật ăn thịt, đặc biệt là những loài thịt có mùi tanh. Vì vậy, mồi câu chủ yếu của cá mập là các loại như cá hồng, cá ngừ, cá mú bông. Mỗi mồi câu nặng từ 3 - 5 kg. Trong đó, hai món thích nhất của cá mập chính là cá thu cá heo. Cá thu có mùi thơm, thân sáng lấp lánh khi chìm dưới nước. Cá heo chính là món khoái khẩu vì thịt cá heo có mùi tanh nồng đặc trưng riêng.

Hình ảnh câu cá mập

Mồi câu cá mập

2.5. Dụng cụ bảo hộ người câu

Cá mập rất khỏe. Vì vậy, khi câu cá mập, người câu cần phải có những đồ bảo hộ để tránh bị thương. Những đồ vật bảo hộ không thể thiếu khi đi câu cá mập là: gang tay, dao phi-lê, cặp kềm, thùng ướp lạnh để ướp cá. Ngoài ra cần bổ sung thêm lưới và một cái lao trong trường hợp gặp được cá lớn.

2.6. Dụng cụ bảo quản cá sau khi câu

Sau khi bắt được cá mập, những người câu cần có phương pháp sơ chế trước khi ướp đá nhằm đảm bảo thời gian bảo quản được lâu và không ảnh hưởng đến chất lượng. Các bước sơ chế cá mập được tiến hành như sau: 

Dùng vồ đập cho đến khi cá chết hẳn => cắt vi cá => mổ bụng => rửa sạch => ướp cá vào thùng ướp lạnh đã chuẩn bị từ trước.

>>> Nếu không thích mạo hiểm, cá lóc cũng là lựa chọn không tồi. XEM NGAY: Hốt gọn cá lóc đồng với mẹo câu cá lóc CHUẨN 100% MIỀN TÂY

3. Lựa chọn thời điểm thích hợp câu cá mập

Theo kinh nghiệm của các ngư dân lâu đời, thời điểm chuẩn nhất để câu cá mập là những đêm trăng sáng. Ánh trăng sẽ làm mờ bóng con người bám vào các thẻo câu. Ánh trăng cũng khiến cá mập không phát giác được ngạnh sắc của lưỡi câu. Khi đó, cá dễ dàng bị mắc câu.

3.1. Kỹ thuật bắt cá mập 

Kỹ thuật bắt cá mập được đánh giá là khó và nguy hiểm nhất đối với cần thủ. Cá mập sau khi dính mồi sẽ liên tục giãy dụa. Khi sắc ngạnh của lưỡi câu làm cá mập đau thì chúng rít lên từng hồi, đồng thời sử dụng sức mạnh gây khó khăn cho người bắt cá.

Muốn bắt được cá mập đòi hỏi bạn cần có sức lực dẻo dai và những người đồng đội trợ thủ đắc lực bên cạnh. Sau một thời gian cá thấm mệt và đuối sức. Người câu kéo cá lên mạn thuyền và sử dụng vồ đập vào đầu cá cho đến khi cá chết hẳn.

Nếu bạn sử dụng thuyền câu cá ngoài biển khơi, trung bình một con cá mập nặng từ 400 - 500 kg. Việc bắt cá cần nhiều thời gian và cần nhiều người hỗ trợ. Như chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, trong khi bắt cá người câu cần những dụng cụ bảo hộ bắt buộc để đảm bảo an toàn cho bản thân. Sau khi sơ chế cá xong tiến hành ướp lạnh. Các phượt thủ có thể câu tiếp hoặc trở về nhà.

Cá mập đớp mồi

Câu cá mập vừa thử thách tính kiên trì cùng khám phá mạo hiểm

Cá mập là một món ăn đặc sản tại Việt Nam và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cá mập là một trong những loài vật cấm câu bắt tại Việt Nam. Vì vậy việc câu và đánh bắt cá mập không còn được tự do như trước nên các phượt thủ cũng cần phải chú ý.

>>> THAM KHẢO THÊM: CÁ CHẼM: 4 chia sẻ siêu đặc biệt về cách câu cá chẽm CỰC NHẠY

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật săn bắt cá mập được chia sẻ bởi các chuyên gia cùng những ngư dân đánh bắt cá lâu năm ngoài khơi. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp đem đến những thông tin cần thiết cho các cần thủ

Tin tức khác