Giờ mở cửa 8h->20h từ thứ 2 > CN
0964171071
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Công Ty TNHH AMIBA VIỆT NAM

Kinh nghiệm câu cá lăng đơn giản câu đâu trúng đó

Câu cá lăng là trải nghiệm thú vị được nhiều cần thủ lựa chọn. Đây là giống cá nước ngọt có đến 245 loại khác nhau với trọng lượng có thể lên tới 50 – 60kg. Vậy làm thế nào để câu được những chú cá lăng khổng lồ này? Hãy cùng tham khảo những bí quyết dưới đây bạn nhé.

1. Địa điểm và thời điểm thích hợp câu cá lăng

1.1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của giống cá lăng

Cá lăng

Cá lăng là giống cá da trơn, không vảy thường kiếm ăn về đêm

Cá lăng là cá nước ngọt da trơn, không vảy xuất xứ ở khu vực Châu Á và Châu Phi. Cá lăng có đến 245 loài với nhiều hình dạng khác nhau. Điểm chung của các loài cá lăng là đều không có vảy, có lớp nhớt ngoài fa và lưng cấu tạo một gai, mình thuôn dài, đầu dẹt và có 4 cọng râu.

Trọng lượng trung bình của cá lăng khoảng từ 10 – 39kg tùy độ tuổi và tùy loài, chiều dài thân có thể đạt tới 1.5m. Nhìn chung, những thông số về cân nặng và chiều dài của cá lăng không có chuẩn mực cụ thể vì chúng còn phụ thuộc vào môi trường sống, loài và thời gian sống.

  • Một số giống cá lăng được nhiều cần thủ đánh bắt tại Việt Nam như:

  • Cá lăng hoa: Phân bố nhiều ở những dòng sông lớn của các tỉnh miền núi, đa phần các nhánh sông lớn nào cũng có cá lăng hoa với trọng lượng tương đối lớn từ 40 – 50kg, thân cá không có vảy và nổi những đốm đen.

  • Cá lăng vàng: Sống chủ yếu ở hạ lưu sông hoặc đầm lầy. Đặc điểm của loài cá này lớp thân ngoài phủ lớp da vàng bóng nhờn. Thịt cá lăng vàng nhiều nạc, ít xương và có vị ngọt thanh rất ngon.

  • Cá lăng đuôi đỏ: Nhiều nơi còn gọi là cá lăng chiên sống chủ yếu ở những vùng nước ngọt khắp cả nước nhưng nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Cá có đuôi màu đỏ nổi bật, nặng khoảng 30kg, dài khoảng 1.5m với vây lớn.
>>> CHIA SẺ: Bật mí của cần thủ mồi TÉP câu cá gì nhậy nhất? Cách câu mồi tép
 

1.2. Thời điểm thích hợp câu cá lăng

làm mồi câu cá lăng

Thời điểm câu cá lăng tốt nhất là chiều tối

Cá lăng sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, nước lợ và tập trung sinh trưởng ở tầng nước đáy có nhiều bùn và phù sa. Những dòng nước chảy chậm, tĩnh lặng là môi trường sống lý tưởng của dòng cá này. Thời gian khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 là lúc cá lăng sinh sản hàng loạt ở các vị trí rừng ngập nước hay trong những bụi cây dưới ao hồ. Tháng 11 đến tháng 12 âm, cá sẽ di chuyển sang sông lớn để kiếm ăn và sinh sống.

Tóm lại, bạn nên chọn câu cá lăng ở những vị trí có nhiều rong rêu hay bụi cây mọc dưới nước. Do đặc tính giống cá này trú ẩn vào ban ngày và hoạt động nhiều vào ban đêm nên đi câu cá lăng các cần thủ nên đi vào chiều muộn hoặc khi đêm xuống để có kết quả tốt nhất.

1.3. Thức ăn của cá lăng

Cá lăng có tập tính rình mồi và chui rúc tìm thức ăn cùng hàm răng khỏe nên có thể ăn nhiều loại khác nhau. Các loại thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tươi sống như tôm tép, cá nhỏ. Ngoài ra, các loại thực phẩm tự làm của các cần thủ chuyên nghiệp đúc kết ra sau quá trình đi câu cá lăng cũng là những món khoái khẩu của loài cá này.

>>> Cùng với cá lăng thì còn một loại cá nữa cũng rất bổ dưỡng. Xem ngay: Bí kíp câu cá đối ít ai biết GIẬT ĐÂU TRÚNG ĐÓ (Hiệu quả 100%)

2. Cách làm mồi câu cá lăng

2.1 Làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn

Nguyên liệu chính cần chuẩn bị là lòng lợn

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Lòng lợn: khoảng 1kg
  • Tóp mỡ: 200g
  • Giun hổ: 200g
  • Mối: 150g
  • Bông gòn
  • Hàn the: 40g

Khối lượng mồi gia giảm tùy theo số người câu và thời gian câu mong muốn. Cách làm loại mồi câu này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lòng lợn và giun hổ đem cắt nhỏ lòng lợn và xay nhuyễn với giun. Trộn tóp mỡ và mối vào hỗn hợp vừa xay và đảo đều cho đến khi chúng dẻo và đều với nhau. Cho hỗn hợp này với hộp kín ủ khoảng 1 tuần trước khi đem đi câu. Đến ngày câu, bạn trộn thêm hàn the và bông gòn vào, hàn the giúp mồi dùng được lâu hơn và bông gòn giúp cần thủ tiện vê lại gắn vào lưỡi câu thả xuống nước.

2.2. Cách làm mồi câu cá lăng bằng mực, mắm tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Mực nhỏ tươi khoảng 100g
  • Trứng ung 2 quả
  • Mắm tôm 2 thìa cà phê
  • Nước mắm 1 thìa cà phê

Tiến hành rửa sạch mực và băm nát. Cho hết tất cả nguyên liệu kể trên vào âu đựng và đảo đều cho đến khi dẻo lại với nhau là được. Cho hỗn hợp vào hộp bảo quản, dán lớp giấy bóng lên nắp để ủ trong 1 tháng và sử dụng.

>>> BỔ SUNG KIẾN THỨC: Hướng dẫn làm mồi câu cá tra bò cam kết giật mỏi tay 100%

 

2.3. Cách sử dụng cá lòng tong làm mồi câu cá lăng

cách làm mồi câu cá

Cá lòng tong là thức ăn yêu thích của cá lăng

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Cá lòng tong 0,5kg
  • Trứng vịt lộn 3 quả
  • Bông gòn

Tiến hành ngâm trứng vịt lộn trong nước khoảng 1 ngày để trứng vịt ung. Cá lòng tong đem rửa sạch và giã nhỏ. Trộn bông gòn và cá lòng tong cùng trứng vịt lộn và dùng chày giã nát cho đến khi hỗn hợp nhuyễn. Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp vào hộp ủ kín trong 10 ngày là dùng được.

2.4. Cách làm mồi câu cá lăng từ mắm tôm và gan heo

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Gan heo khoảng 200g
  • Nước mắm 1 thìa
  • Mắm tôm 50g
  • Bông gòn

Đầu tiên, chúng ta đem rửa sạch 200g gan heo và băm nhuyễn. Tiến hành trộn gan heo băm nhuyễn này với 1 thìa nước mắm và 50g mắm tôm đã chuẩn bị sẵn rồi đem cất hỗn hợp này vào trong hộp kín có đậy nắp. Ủ hỗn hợp trong 1 tháng và dùng mồi mang đi câu. Đến điểm câu, bạn chỉ cần nhúng bông gòn vào mồi và thả cần câu xuống nước để dụ cá.

Ngoài những cách làm mồi cá lăng thông dụng kể trên còn có rất nhiều cách khác như sử dụng cá mòi thuốc bắc hay gan, thịt. Bạn có thể thử nghiệm và tự đúc kết cho mình một loại mồi nhạy nhất.

Những chia trẻ về kinh nghiệm câu cá lăng trên đây hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích gửi đến bạn. Chúc bạn có một buổi đi câu được thật nhiều cá và có những trải nghiệm thú vị.

Tin tức khác