Giờ mở cửa 8h->20h từ thứ 2 > CN
0964171071
Tư vẫn miễn phí 24/24
Ship code
Trên phạm vi toàn quốc
Thanh toán
Khi nhận hàng tại Hà Nội
Công Ty TNHH AMIBA VIỆT NAM

Kỹ thuật câu cá trắm đen “bách phát bách trúng”

Trắm đen là một trong những loài cá nước ngọt lành tính, có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng làm thực phẩm, dược phẩm. Loài cá này không chỉ được giới sành ăn săn lùng mà còn được cần thủ yêu thích muốn câu cá trắm đen bằng được không thôi. Vậy để câu được loài cá đắt đỏ này, cần thủ cần chuẩn bị gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Những điều bạn đã biết gì về cá trắm đen

Mylopharyngodon piceus là tên khoa học của loài cá trắm đen. Loài cá này thuộc họ cá Chép, chỉ thuộc duy nhất một họ Mylopharyngodon. Trong tất cả các loại cá nuôi phổ biến tại Châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng, cá trắm đen gần như là loài đắt nhất và có giá trị kinh tế nhất. 

1.1. Đặc điểm sinh trưởng của loài cá Trắm đen.

Cá trắm đen với đặc điểm là loài cá nước ngọt, thịt dai sinh sống có tính địa phương, chúng phân bố tập trung ở tại vùng Hắc Long Giang (Trung Quốc) và miền Bắc Việt Nam. Đây là loài cá có tập tính sống ở tầng đáy nước, vì theo các nguyên tắc khoa học, ở tầng nước càng thấp, độ ấm càng cao. Chúng yêu thích những khu vực nước tĩnh, hiếm khi nổi lên mặt nước. 

Đặc điểm nổi bật cũng như để nhận dạng loài cá này chính là chúng có chiếc vây xám đen nhạt dần về phía bụng. Thân dài, mắt to, lỗ mũi gần như dài ra tận mắt, hàm răng, hàm lược sắc bén cực kỳ.  Anh em cần thủ có thể tận dụng đặc trưng này của cá trắm đen mà sử dụng những loại dây câu phù hợp. Nên buộc móc câu chùm để khi cá trắm đen dính vào không thể thoát ra được.

Kích thước của loài này thuộc hàng “khổng lồ” nếu so với họ nhà cá Chép của chúng. Cá trắm đen trưởng thành có thể có chiều dài lên đến 1,5m và nặng đến 61 kg.

Chúng là loài ăn tạp, có thể ăn các động vật phù du, ốc, ấu trùng của các loại bọ và côn trùng bé. Khi cá trắm đen lớn hơn, thức ăn chủ yếu của chúng có thể là các loài giáp xác, côn trùng sống trong nước, các loại quả rơi rụng xuống nước như sung, vả,.. nếu nguồn thức ăn từ động vật khan hiếm.

>>> CHIA SẺ: [BÍ KÍP GIA TRUYỀN] Cấu cá lăng quăng đâu trúng đó (CHUẨN 100%)

 

Ở Việt Nam, Cá Trắm đen thường chỉ được nuôi ghép với mật độ rất nhỏ trong ao. Trong một ao ghép mật độ chỉ từ 1 đến 2 con trên 100 mét vuông để tận dụng thức ăn thừa chìm xuống đáy ao của các loài cá khác. Vì vậy, sản lượng cá Trắm đen rất ít. 

Cá trắm to 41kg
Cá trắm lên đến 41kg

 
Ngoài cá trắm thì cá chép cũng cực kỳ bổ dưỡng. Xem ngay: [TUYỆT KÝ] Câu cá chép cực dễ dàng, hiệu quả (ĐẢM BẢO NGON-BỔ-RẺ)
 

1.2. Đặc điểm sinh sản của loài cá Trắm đen

Tốc độ sinh trưởng của cá trắm đen nhanh và mạnh nhất là từ tháng 5 đến tháng 7. 

Trung bình một con cá trắm mất thời gian 3 ngày để thụ tinh và đẻ ra trứng cá bột. Sau đó, chúng mất 2 đến 3 ngày để trứng cá nở ra cá con. Các con cá trắm con sẽ bơi theo cá mẹ tìm kiếm thức ăn ở tầng nổi. Vì vào thời gian này chính là mùa hè, mặt nước có độ ấm tốt hơn. Đây chính là cơ hội tốt để cần thủ ra tay vào mùa sinh sản của Trắm đen!

Cá trắm 

Cá trắm rất được dân câu ưa chuộng

2. Kỹ thuật câu cá trắm đen “bách phát bách trúng”.

2.1. Cách làm mồi cho cá trắm đen cực “bén”!

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều hồ nuôi cá trắm đen phục vụ cho mục đích nuôi trồng kinh tế lẫn hồ câu dịch vụ. Vậy làm thế nào để cần thủ có thể câu được chú cá thơm ngon “béo ngậy” về cả thịt lẫn giá thành này đây?

Để có được một buổi đi câu “bách phát bách trúng”, điều tiên quyết cần thủ cần phải chuẩn bị chính là mồi câu. Những để có được một thứ mồi câu “bén ngót” để Cá trắm mê mệt thì cần có một quá trình chuẩn bị thú vị vô cùng!

Anh em có thể tham khảo một số loại mồi câu mà loại cá này thường yêu thích:

2.1.1. Làm mồi câu cá trắm đen bằng khoai lang và bã bia

Nguyên liệu chính để làm loại mồi này chính là khoai lang, bã bia. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu như: Đậu tương, bột bắp, thóc, cám lên men, mật rỉ đường. Theo trang Sinh học Đức Bình, các bước làm mồi câu cá trắm đen bằng khoai lang và bã bia như sau:
 

Cách làm mồi câu cá trắm
Cá trắm được bảo quản

 

  • Bước 1: Đậu tương rang ở mức lửa nhỏ đến khi chúng có hương thơm, sau đó xay thành dạng bột mịn. Khoai lang luộc chín, lột vỏ, xay nhuyễn. 

  • Bước 2: Thóc luộc đến khi chúng nứt vỏ thì vớt ra. Bột bắp khuấy cùng nước sôi đến khi chúng tạo thành hỗn hợp dẻo.

  • Bước 3: Trộn tất cả các nguyên liệu đã sơ chế và chuẩn bị thành một hỗn hợp sánh mịn kết hợp thêm cám lên men và mật rỉ đường. Sau đó, cho hỗn hợp vào một chiếc xô và nén chặt.

  • Bước 4: Đậy kín chiếc xô đó và ủ kín chúng trong vòng 5 đến 7 ngày, trong quá trình này bạn nhớ dùng băng kính dán kín miệng xô nhé!

  • Bước 5: Sau thời gian 5 đến 7 ngày, trên miệng xô sẽ xuất hiện một lớp men trắng có mùi hương đặc trưng từ bã bia.

  • Bước 6: Vò hỗn hợp thành từng viên, sau đó dùng viên tròn này làm mồi câu, sẽ rất hiệu quả để làm mồi câu cá trắm đen.
     

>>> ĐỌC THÊM: [BỎ TÚI] Bí kíp câu cá sấu: Thử thách cực mạnh cho người dũng cảm

2.1.2. Làm mồi câu cá trắm đen bằng cua và ốc

Như chúng ta đã biết, ốc là món ăn khoái khẩu từ xưa của loài Trắm đen. Vì vậy, mồi câu cá trắm đen từ cua và ốc cũng là một loại mồi có hiệu quả tốt không kém cạnh. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm loại mồi này bao gồm 2 kilogram ốc và 5 đến 6 con cua. Thao tác chuẩn bị làm mồi qua các bước:

  • Bước thao tác chuẩn bị với ốc: Đối với ốc, chúng ta dùng chày đập nát vỏ lẫn với thịt ốc, đây chính là yếu tố quyết định cá trắm đen có đớp mồi hay không.

  • Bước thao tác chuẩn bị với cua: Cua xé thịt sau đó móc chúng vào lưới câu. Lưu ý, bạn nên móc cua thế nào để chân chúng hướng ra ngoài để dụ cá trắm đớp mồi.

2.2. Vị trí ngồi buông cần, địa điểm câu cá trắm đen

  • Nếu loại cá bạn câu là cá đùng, thì vị trí ngồi thích hợp là ngay cống lấy nước. Vì khi nước lên, cá sẽ theo dòng nước chảy qua cống mà mắc câu.

  • Nếu loại cá bạn muốn câu là cá sông, thì vị trí ngồi thích hợp chính là bờ kè, bờ đá, cây cọc, bụi rậm… những nơi đó chính là nơi tập trung nhiều cá nhất.

  • Nếu loại cá bạn muốn câu là cá biển, thì vị trí buông cần thích hợp chính là nơi có cọc đóng đáy, có rạn đá.

Bên cạnh đó cần thủ còn cần xác định vị trí mình sắp câu có trắm đen hay không hoặc tại hồ dịch vụ nơi các bạn câu, chủ hồ có dịch vụ câu loài cá này hay không.

Nếu địa điểm bạn chọn câu cá trắm đen là hồ dịch vụ thì cân nhắc các yếu tố sau: Với một lòng hồ được coi là điều kiện tốt để cá sinh trưởng và phát triển. Thì nước trong hồ sẽ có màu đặc trưng là xanh lục nhờ vào các loài thực vật trong nước. Tức là, nước hồ sạch sẽ, không có tác nhân độc hại nên tạo điều kiện cho các loài thực vật được phát triển một cách tốt nhất.

Kinh nghiệm câu cá trắm
Kinh nghiệm câu cá trắm

2.3. Chọn cần câu cá trắm đen phù hợp

Như đã đề cập bên trên, cá trắm đen có trọng lượng khá lớn và độ dài rất khủng, nên việc lựa chọn cần câu phù hợp để câu loài cá này là yếu tố quan trọng không kém!

Cần thủ nên chọn các loại câu có độ cứng từ T33 trở lên của Daiwa, B trở lên với Shimano,... các loại này sẽ chịu được từ 200 gram đến 250 gram khi chì ném xa. Tốt nhất các bạn nên sử dụng các loại cần có thương hiệu để câu cá trắm đen nhé!
 
Nếu bạn là một cần thủ không quá quan tâm đến chất lượng của cần thì việc đi “săn” cá trắm đen là hoàn toàn vô nghĩa! Muốn câu cá khủng thì khâu chuẩn bị dụng cụ phải ngon, phải khỏe! Từ cần, máy, phao, cước, lưỡi đến vợt… phải được chuẩn bị một cách chu đáo và chất lượng các bạn nhé!
 
Hy vọng qua bài viết này, anh em cần thủ có thể tổng hợp được thật nhiều kiến thức về cá trắm đen để quá trình đi “săn hàng” bách phát bách trúng nhé!

>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: [TIẾT LỘ] Phương pháp câu cá đại dương đúng chuẩn. Tại sao không?

Tin tức khác